Đồng Tháp xã hội hoá xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Đồng Tháp xã hội hoá xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Đồng Tháp xã hội hoá xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật

2
1
S
Tư vấn miễn phí - Chính xác - Đầy đủ - Nhiệt tình

Đồng Tháp xã hội hoá xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Đồng Tháp xã hội hoá xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Mục tiêu của Dự án nhằm đầu tư hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trên địa bàn theo quy định hiện hành; đồng thời xử lý triệt để nguồn rác thải này.

Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1.350 bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật và 09 khu vực lưu chứa. Với số lượng này không đáp ứng đủ lượng rác thải hiện nay. Vì vậy, Công ty Tiến Phát đề nghị đầu tư thêm hơn 25.800 bể chứa và hơn 100 khu vực lưu chứa rác thải trên toàn tỉnh. Rác từ khu vực lưu chứa sẽ được chuyển về nhà máy để xử lý.

Trong năm 2020, Công ty Tiến Phát mong muốn triển khai thực hiện thí điểm tại các huyện: Lai Vung, Lấp Vò, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Tân Hồng.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Hùng đánh giá, đây là dự án có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là xây dựng nông thôn mới hiện nay; đồng thời đề nghị Công ty lập đề xuất đầu tư. Sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư, Công ty phối hợp với các huyện, ngành chuyên môn của tỉnh để hoàn chỉnh dự án và thực hiện thí điểm tại huyện Cao Lãnh trước khi tỉnh chính thức phê duyệt dự án.

Ông Nguyễn Thanh Hùng lưu ý việc đầu tư các bể chứa cần chú ý đến xây dựng hình ảnh nông thôn Đồng Tháp; số lượng các bể chứa, khu vực lưu chứa phải có sự uyển chuyển, phù hợp với điều kiện thực tế; quan trọng nhất là tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tham gia xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.