HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2
1
S
Tư vấn miễn phí - Chính xác - Đầy đủ - Nhiệt tình

Dịch vụ

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Thuyết minh quy trình

1/ Bể gom 1 – G01: 

 Nước thải từ nguồn 1 đến 6 (nguồn nước thải nhiễm dầu cao) được thu gom và tách dầu bằng vách tách dầu. Dầu thu gom sẽ được đem đốt.

Bể gom 2 – G02 (Kết hợp lắng cặn)

Nước thải từ nguồn 7 đến 9 (nguồn có nồng độ cặn lơ lửng cao) được thu gom và tách cặn lơ lửng thông qua quá trình lắng trọng lực.

Bùn lắng từ bể gom sẽ được bơm thường xuyên bằng bơm chìm vào ngăn phơi bùn.

3/ Cụm bể phản ứng RT1/2: Oxy hóa/keo tụ/pH + Lắng 

Hệ thống có 02 bể phản ứng có khuấy trộn kết hợp với lắng/tách dầu theo mẻ sẽ được thiết kế.

 Thời gian phản ứng + lắng có thể thay đổi từ 30 phút đến 6 giờ.

 Tùy thuộc vào tính chất, thành phần nước thải, các công đoạn sau có thể được áp dụng một mình hay kết hợp áp dụng với các công đoạn khác.

4/ Bể điều hòa B01

  Nước thải sinh hoạt và nước thải sau 02 bể phản ứng sẽ được dẫn vào bể điều hòa trong khoảng thời gian 24h để pha loãng và ổn định nồng độ. 

 Bể điều hòa được lắp bơm nước thải để bơm nước thải với lưu lượng lượng ổn định đến cụm bể sinh hoạt dạng mẻ luôn phiên SBR.

5/ Bể phản ứng theo mẻ SBR – B02a/b

Bể SBR là công trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính, trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước. Các chất hữu cơ bị oxy hóa trong giai đoạn thổi khí. Ngoài ra, bể phản ứng theo mẻ có thể khử được nitơ và photpho do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí trong bể bằng việc thay đổi chế độ cung cấp oxy.

 Các quá trình xử lý diễn ra trong bể SBR:

Khử nitơ, BOD trong điều kiện thiếu khí (anoxic) tại giai đoạn đầu tiên của chu kỳ làm đầy và khuấy trộn.

Loại BOD và chuyển hóa N-NH4 thành NO3- trong giai đoạn hiếu khí tiếp theo. 

Lắng, tách bùn và các chất rắn lơ lửng trong giai đoạn lắng.

 Tiếp tục khử Nitơ trong điều kiện thiếu khí nhờ quá trình hô hấp nội bào trong giai đoạn hệ thống nghỉ (idle)

Sau giai đọan lắng nước trong phía trên sẽ được tháo đi nhờ thiết bị gạn nước bề mặt (decanter), sau đó sẽ tự chảy vào bể trung gian B03. Phần bùn lắng sẽ tham gia vào chu kỳ xử lý mới, lượng bùn dư sẽ được bơm qua bể chứa bùn B05.

6/ Bể trung gian B04, thiết bị lọc cát áp lực và Hồ hoàn thiện

 Nước thải sau bể SBR sẽ được dẫn vào bể trung gian. Tại đây nước được bơm vào hệ thống lọc cát áp lực để loại cặn lơ lửng còn lại trong nước. 

 Sau cùng nước được dẫn vào Hồ hoàn thiện để ổn định nước thải. Chức năng của hồ hoàn thiện là ổn định nước thải; 

 Nước thải sau hệ thống xử lý xả thải, đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.

 Nước sau hồ hoàn thiện được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

7/ Hồ sự cố

 Hồ sự cố được thiết kế có thời gian lưu nước khoảng 1 ngày. Hồ này kết hợp với hệ Bể gom và bể điều hòa sẽ cho ra được thể tích bể có thể lưu nước trong 3 ngày nhằm khi có sự cố xảy ra.

 Hồ sự cố được thiết kế có mái che.

 8/ Hệ thống xử lý bùn

Bể chứa bùn 1 – B05– Bùn sinh học: 

 Bùn sinh học dư từ bể sinh học SBR được bơm về chứa trong bể chứa bùn sinh học riêng biệt.

Bùn sinh học tại bể chứa bùn được lưu trữ để phục vụ cho quá trình bổ sung bùn sinh học trong các bể xừ lý sinh học hiếu khí khi cần thiết.

 Phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn 2 – Bùn hóa lý để tách nước

 Bể nén bùn 2 – B04 - Bùn hóa lý

Bùn hóa lý từ các bể phản ứng hóa lý sẽ được xả về bể chứa bùn 2. Bùn sinh học dư tại bể chứa bùn cũng được bơm về bể chứa bùn 2.

 Bể chứa bùn 2 có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn, bùn sẽ được nén phía dưới, còn nước sẽ theo máng tràn phía trên tự chảy về bể điều hòa.

 Sân phơi bùn:

Bùn từ bể chứa bùn 2 được bơm vào hệ thống sân phơi bùn để tách nước, nước sau tách sẽ được dẫn lại vào bể gom.

Các bài khác

Tin tức mới

Đồng Tháp: Nhiều khó khăn trong xử lý rác thải nguy hại

Đồng Tháp: Nhiều khó khăn trong xử lý rác thải nguy hại

​Hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 775 tấn/ngày (bao gồm địa bàn thành thị và nông thôn). Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trong 7 năm qua (từ 2009 - 2016) công tác thu gom chất thải rắn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư.

Quản lý chất thải nguy hại: Tăng cường thanh, kiểm tra để hạn chế vi phạm

Quản lý chất thải nguy hại: Tăng cường thanh, kiểm tra để hạn chế vi phạm

Mới đây, việc phát hiện hàng chục thùng phuy nghi có chứa chất thải nguy hại (CTNH) được đổ trộm ở Đại lộ Thăng Long suốt nhiều tháng qua… khiến dư luận lại dậy sóng. Giải pháp nào cho vấn đề quản lý, xử lý CTNH của Hà Nội để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thực sự không đơn giản.

Trách nhiệm doanh nghiệp trong hạn chế rác thải nhựa

Trách nhiệm doanh nghiệp trong hạn chế rác thải nhựa

Bên cạnh việc cần nhân rộng những phương pháp hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nylon, một thực tế khác cũng cần giải quyết, đó là việc thu gom, tái chế rác thải nhựa. ​Công việc này hiện nay đang được thực hiện một cách thủ công. Chưa có điều luật nào quy định các doanh nghiệp phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì nhựa từ các sản phẩm do chính mình đã bán ra. Tất cả chỉ trông chờ vào ý thức của từng doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình

Khách hàng